Quá tải,ầytròĐồngVănmongmuốnnhânrộngmôhìnhnhàvệsinhđạtchuẩmáy giặt electrolux 10kg xuống cấp, tạm bợ, thiếu nước là tình trạng trước đây của nhiều nhà vệ sinh học đường tại huyện Đồng Văn. Sau 3 tháng thi công, 20 công trình mới được hoàn thiện và bàn giao cho thầy trò các điểm trường.
Cô Phan Thị Niệm - giáo viên điểm trường Mã Sồ, PTDTBT Tiểu học & THCS Lũng Táo cho biết, nhận thức về vệ sinh học đường của đồng bào vùng cao cũng chỉ tương đối. Trước đây, học sinh còn hay đi bừa bãi nhưng hiện nay biết vệ sinh đúng nơi quy định. "Nhờ nhà vệ sinh mới, các em đã tiếp cận được công trình tự hoại, biết cách rửa tay với xà phòng và giữ gìn vệ sinh chung", cô Niệm nói.
Cơ sở vật chất của các trường, trong đó có chất lượng nhà vệ sinh trước đây còn thấp. Nhà trường thiếu nhà vệ sinh cho học sinh bán trú và giáo viên lưu trú. Theo ông Bùi Thế Mạnh, Hiệu trưởng trường PTDT BT Tiểu học & THCS Lũng Táo, một số điểm trường, công trình phụ xập xệ, thiếu nước, chưa đảm bảo vệ sinh. Việc này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập của các thầy và trò.
Ông Mạnh đánh giá, nhà vệ sinh mới được đưa vào sử dụng đã giải quyết được vấn đề vệ sinh cho các em học sinh tốt hơn. "Hệ thống cấp – thoát nước, quy trình rửa tay sau khi đi vệ sinh rất đảm bảo. Tôi kỳ vọng các em sẽ thay đổi được lối sinh hoạt cá nhân và mô hình này được nhân rộng ra nhiều điểm trường trên địa bàn huyện", vị hiệu trưởng mong muốn.
Sau khi nhận bàn giao công trình nhà vệ sinh, các nhà trường kịp thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp, đoàn thanh niên mỗi tuần 1 lần nhắc lại với học sinh quy trình đi vệ sinh và rửa tay đúng cách. "Vì học sinh vùng cao tiếp cận với nhà vệ sinh tự hoại hơi khó khăn, chưa biết cách sử dụng và bảo quản" - thầy Bùi Thế Mạnh lý giải thêm.
Mỗi công trình nhà vệ sinh được quỹ Hy vọng thiết kế, xây dựng 12 khoang, chia phân khu nam - nữ với lối đi riêng, trang bị đầy đủ bệ xí, bồn rửa tay, hệ thống cấp - xả nước, hệ thống tự hủy, các biển bảng hướng dẫn sử dụng và rửa tay đúng cách. Tổng kinh phí dự án hơn 3,3 tỷ đồng, trong đó các đơn vị tài trợ đóng góp 2,67 tỷ đồng, còn lại do địa phương đối ứng.
Ông Lê Quang Hiển, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn chia sẻ, trước đây, do địa bàn rộng, kinh tế khó khăn nên chính quyền chưa xóa hoàn toàn những nhà vệ sinh tạm bợ. Được sự hỗ trợ của quỹ Hy vọng, phòng phối hợp chặt chẽ để xây dựng, cụ thể là lấy đất của địa phương, tổ chức xây dựng hồ sơ và đấu thầu để khởi công xây dựng nhà vệ sinh.
"Trong quá trình xây dựng, chúng tôi nhận được sự nhiệt tình, đầu tư kịp thời của quỹ Hy vọng và sự phối hợp của các đơn vị trường. Do đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn, quỹ đất không có kinh phí đền bù, nên chúng tôi phải vận động sự đóng góp của nhân dân", ông Hiển nói.
Phía phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá quy trình thực hiện dự án có sự tư vấn thiết kế chất lượng, công tác xây dựng đảm bảo đúng thiết kế, phù hợp học sinh và bổ sung những nhà vệ sinh còn thiếu ở các điểm trường. Ông Lê Quang Hiển hy vọng trong thời gian tới, phòng tiếp tục được phối hợp với quỹ Hy vọng để đầu tư nhà vệ sinh cho những điểm trường khó khăn trên địa bàn.
20 nhà vệ sinh thuộc dự án Vệ sinh học đường, nằm trong chương trình Ánh sáng học đường, với mục tiêu xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp. Năm 2022, quỹ Hy vọng và nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina, Sanofi Việt Nam bàn giao 20 nhà vệ sinh mới, khang trang cho học sinh và giáo viên huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; đồng thời tổ chức các hoạt động tập huấn, giáo dục về vệ sinh học đường.
Với mong muốn trẻ em vùng cao có điều kiện đảm bảo sức khỏe để học tập, quỹ Hy vọng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina tái khởi động dự án Vệ sinh học đường tại Đồng Văn, Hà Giang. Dự án đặt mục tiêu xây dựng 20 nhà vệ sinh đạt chuẩn, hỗ trợ hệ thống lọc nước sạch tại một số điểm trường, đồng thời phổ biến thói quen vệ sinh tốt cho các em học sinh. Để chung tay cùng dự án, độc giả tìm hiểu tại đây.Thanh Thư - Duy Phong