Macbook

Ngày 17/10, 13 công ty Trung Quốc, trong đó có Biren Technology và Moore Threads, bị Bộ Thương mại M tỷ lệ cược c1

【tỷ lệ cược c1】'Ngôi sao' GPU Trung Quốc gặp khó vì lệnh cấm mới của Mỹ

Ngày 17/10,ôisaoGPUTrungQuốcgặpkhóvìlệnhcấmmớicủaMỹtỷ lệ cược c1 13 công ty Trung Quốc, trong đó có Biren Technology và Moore Threads, bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách thực thể, ngăn cản tiếp cận các công nghệ mới của Mỹ. Trước đó, Washington cũng đã đưa hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách, như hãng viễn thông Huawei hay công ty sản xuất chip nhớ YMTC.

Biren Technology và Moore Threads hiện được đánh giá là hai trong số những niềm hy vọng lớn của Trung Quốc trong việc thách thức Nvidia và AMD trong lĩnh vực chip đồ họa (GPU). Bên cạnh bị liệt vào danh sách thực thể, các công ty này cũng chịu ảnh hưởng từ một lệnh cấm mới khác, dự kiến công bố tuần tới, liên quan đến việc ngăn chặn các công ty Mỹ bán chip AI cho Trung Quốc.

"Động thái mới báo hiệu sự phong tỏa hơn nữa đối với việc phát triển chip AI của Trung Quốc, dù đây vẫn chỉ là cách làm cũ nhằm khiến ngành bán dẫn của Trung Quốc bị ảnh hưởng", Zhang Xiaorong, Giám đốc viện nghiên cứu Shendu Technology, nhận xét.

Michael Zhang Wen, người sáng lập Biren giới thiệu mẫu GPU 7 nanomet BR100 vào tháng 8 năm ngoái. Ảnh: Handout

Michael Zhang Wen, người sáng lập Biren, giới thiệu mẫu GPU 7 nanomet BR100 vào tháng 8 năm ngoái. Ảnh: Handout

Cũng theo Xiaorong, giới hạn mới sẽ khiến Biren và Moore Threads lâm vào thế khó. "Họ sẽ phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp ở mức độ nhất định", ông đánh giá.

Biren cho biết sẽ khiếu nại lên các cơ quan liên quan của Mỹ yêu cầu "xem xét lại", còn Moore Threads ôn hòa hơn khi nói sẽ "tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định".

Biren được thành lập tại Thượng Hải năm 2019 bởi Michael Zhang Wen, người tốt nghiệp Trường Luật Harvard và nhiều năm làm việc tại Phố Wall. Trong khi đó, Moore Threads có trụ sở tại Bắc Kinh, được thành lập năm 2020 bởi Zhang Jianzhong, từng là một giám đốc cấp cao của Nvidia.

Cả hai tập trung vào thiết kế GPU đa năng và đã có những bước tiến trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip cho các hệ thống đào tạo AI tương tự ChatGPT. Biren đã phát hành GPU 7 nm có tên BR100 vào tháng 8 năm ngoái với hiệu suất được giới thiệu "gấp ba lần so với các sản phẩm tương đương trên thị trường". Moore Threads đầu năm nay cũng bắt đầu sản xuất hai GPU đa năng là Sudi và Chunxiao.

Hai công ty cũng là "con cưng" của các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong vòng 18 tháng kể từ khi thành lập, Biren huy động được 4,7 tỷ nhân dân tệ (642 triệu USD) từ các quỹ đầu tư lớn như IDG Capital, Citic Securities và đang tính đến việc IPO. Trong khi đó, Moore Threads hoàn thành bốn vòng cấp vốn trong hai năm, nâng mức định giá ước tính của công ty lên hơn 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,7 tỷ USD).

Dù vậy, tương tự HiSilicon của Huawei, cả Biren và Moore Threads đều chủ yếu thiết kế chip, sau đó cần tới bên thứ ba sản xuất. Năm 2022, TSMC - công ty gia công chip lớn nhất thế giới của Đài Loan - đã đình chỉ một số dịch vụ liên quan tới Biren, theo Bloomberg.

Một số chuyên gia cho rằng, để tồn tại, Biren và Moore Threads giờ sẽ phải nỗ lực gấp đôi trong việc chế tạo công cụ và thiết bị sản xuất chip hoặc nhờ đến các công ty gia công trong nước. Trước đó, Huawei cũng đã giới thiệu loạt Mate 60 với chip được cho là do SMIC, hãng sản xuất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, tạo ra.

"Trước sự gián đoạn từ chuỗi cung ứng, vấn đề thiếu hụt thành phần quan trọng và hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, các công ty có thể phải nỗ lực nhiều lần để tìm biện pháp thay thế", Bai Wenxi, chuyên gia kinh tế của IPG China, nhận xét.

Bảo Lâm(theo SCMP)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap